Shopxedaptreem

Shop xe đạp cho trẻ em từ 18 tháng đến 12 tuổi Sỉ Lẻ Giá Kho

Menu

Có nên lắp bánh phụ cho xe đạp trẻ em hay không?

Đánh giá bài viết
5/5

Trẻ em từ 1-3 tuổi thường sử dụng xe đạp trẻ em có lắp thêm bánh phụ bởi ở độ tuổi này, bé chưa biết cách giữ thăng bằng và thường xuyên bị té ngã. Vậy, có nên lắp bánh phụ xe đạp trẻ em không và khi nào nên tháo bánh phụ? Hãy cùng Shopxedaptreem tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Có nên lắp bánh phụ xe đạp trẻ em không?

Có nên lắp bánh phụ xe đạp trẻ em không là câu hỏi chung của rất nhiều cha mẹ khi cho con tập chạy xe đạp. Trong giai đoạn đầu, bé có thể sẽ khó giữ thăng bằng cũng như điều khiển xe đi đúng hướng, do đó, việc lắp bánh phụ xe đạp là hoàn toàn cần thiết.

Điều này giúp bảo vệ an toàn cho bé trong quá trình tập luyện, đồng thời, cha mẹ cũng yên tâm hơn khi cho bé sử dụng xe đạp một mình. Sau một thời gian, cha mẹ có thể tháo bánh phụ để giúp bé đi xe một cách độc lập và tự tin hơn.

khi nào nên sử dụng bánh phụ xe đạp cho trẻ em

Dưới đây, Shopxedaptreem sẽ phân tích ưu và nhược điểm của bánh phụ để giúp bạn hiểu hơn về việc có nên lắp bánh phụ xe đạp không.

Ưu điểm của bánh phụ xe đạp trẻ em

Bánh phụ giúp bé không ngã

Khi mới bắt đầu luyện tập, bé vẫn chưa biết cách giữ thăng bằng và chưa quen với các bộ phận trên xe. Bánh phụ xe đạp sẽ giúp bé giữ thăng bằng tốt hơn, đảm bảo bé không bị chấn thương do té ngã trong quá trình luyện tập. Ngoài ra, việc lắp bánh phụ xe đạp giúp cha mẹ yên tâm hơn khi cho bé sử dụng xe một mình.

Tăng hứng thú và giúp bé tự tin hơn

Khi chưa biết đi xe đạp, bé thường cảm thấy sợ hãi, lo lắng và không muốn tập thử. Tuy nhiên, với bánh phụ xe đạp, bé sẽ không còn cảm giác lo lắng vì bị té ngã nữa. Bé sẽ cảm thấy hứng thú và tự tin hơn khi tập xe đạp cùng với bạn bè.

Nhược điểm bánh phụ xe đạp

Mặc dù sở hữu rất nhiều ưu điểm nhưng bánh phụ xe đạp vẫn có một số nhược điểm sau:

Bánh phụ không giúp tự giữ thăng bằng

Bánh phụ xe đạp có tác dụng giữ thăng bằng cho bé trong quá trình chạy xe, do đó, bé sẽ không cần phải học kỹ năng này. Điều này hoàn toàn không tốt cho quá trình học chạy xe của bé. Khi đã quen với việc sử dụng bánh phụ, bé sẽ cảm thấy khó khăn khi tháo và không thể giữ thăng bằng được khi chạy xe.

Bánh phụ khiến bé ít linh hoạt hơn

Việc lắp bánh phụ xe đạp sẽ khiến chuyển động của bé ít linh hoạt hơn, chẳng hạn khi di chuyển qua các khúc cua, bánh phụ sẽ làm cản trở và khiến xe di chuyển không được mượt mà. Điều này làm hạn chế khả năng tìm tòi, học hỏi của bé và làm giới hạn chuyển động của trẻ qua các khúc cua.

Ngoài ra, việc lắp bánh phụ xe đạp lâu dài sẽ khiến bé ỷ lại, phụ thuộc vào bánh phụ. Từ đó làm hạn chế khả năng phản xạ và xử lý tình huống của bé khi di chuyển.

Bánh phụ không dùng được ở nhiều địa hình

Bánh phụ xe đạp chỉ phù hợp cho bé khi di chuyển trên những con đường bằng phẳng. Nếu di chuyển trên những con đường gồ ghề, bánh phụ sẽ khiến xe khó di chuyển và bị lật ngã.

Bài viết liên quan: Lưu ý chọn mua phụ kiện xe đạp trẻ em không nên bỏ qua!

Cách lắp bánh phụ cho xe đạp trẻ em

Việc lắp bánh phụ xe đạp cho bé rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà mà không cần đến sự hỗ trợ của thợ sửa xe. Để lắp bánh phụ, bạn thực hiện các bước dưới đây:

Bước 1: Đặt xe đạp trên mặt bằng phẳng. Bạn có thể sử dụng tay để giữ xe hoặc nhờ một người khác giữ giúp, đồng thời, đảm bảo rằng bánh trước và bánh sau đã được bơm căng.

Bước 2: Bạn tiến hành nới lỏng các ốc vít và đặt bánh phụ cách mặt đất 6mm, sau đó siết chặt lại.

Bước 3: Kiểm tra bánh đã được siết chặt hay chưa một lần nữa để đảm bảo an toàn cho bé khi tập chạy.

cách lắp bánh phụ xe đạp cho trẻ thế nào

Khi nào cha mẹ nên tháo bánh phụ xe đạp của trẻ ra?

Với các bé từ 2-4 tuổi, chưa quen giữ thăng bằng, bánh phụ xe đạp được coi là vật dụng hỗ trợ đắc lực cho các bé. Tuy nhiên, khi bé lớn lên, cha mẹ nên tháo bánh phụ để bé tập quen với việc giữ thăng bằng, từ đó tập xe hiệu quả và mang lại lợi ích tốt hơn.

Tùy vào từng khả năng và thời gian làm quen của bé với xe đạp mà cha mẹ nên lựa chọn thời điểm tháo bánh phụ phù hợp. Thông thường, các bé từ 5 tuổi trở lên có khả năng phản xạ và xử lý tình huống tốt hơn.

Do đó, thiết kế bánh phụ sẽ khiến cho bé cảm thấy cồng kềnh và hạn chế khả năng di chuyển. Lúc này, cha mẹ nên tháo bánh phụ để bé làm quen dần với xe đạp 2 bánh.

Mặc dù thời gian đầu, bé sẽ cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển và thường xuyên bị té ngã. Tuy nhiên, sau một thời gian dài luyện tập, bé sẽ có thể tự xoay xở và giữ thăng bằng mà không cần đến sự trợ giúp của bánh phụ hay cha mẹ.

Ưu và nhược điểm của bánh phụ xe đạp

Bài viết gia đình có thể tham khảo thêm: Cách đọc thông số lốp xe đạp gia đình nên biết khi mua

Hướng dẫn tập cho bé đi xe đạp không có bánh phụ

Để đảm bảo an toàn cho bé khi sử dụng xe đạp và giúp bé hứng thú hơn với việc đạp xe, cha mẹ nên hướng dẫn cho bé đi xe đạp không có bánh phụ bằng những cách dưới đây.

Nâng nhẹ bánh phụ xe đạp

Trước khi tháo hẳn bánh phụ xe đạp, cha mẹ nên nâng nhẹ bánh phụ lên để bé làm quen với việc không có sự trợ giúp của bánh phụ. Điều này giúp các bé học cách giữ thăng bằng hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo sự an toàn cho bé.

Khi mới tháo bánh phụ, các bé thường có xu hướng sợ hãi và không muốn tập xe. Vì thế, cha mẹ nên an ủi, bên cạnh và động viên để bé cảm nhận được sự an toàn và hứng thú tập luyện.

Dùng tay đỡ khi bé tập xe đạp

Sau khi bé làm quen được với việc không có sự hỗ trợ của bánh phụ, phụ huynh bắt đầu tháo hẳn bánh. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu luyện tập, cha mẹ nên dùng tay nâng đỡ để bé cảm thấy an toàn và tự tin hơn khi chạy xe. Cha mẹ nên chọn những nơi có địa hình bằng phẳng, không gồ ghề để bé tập luyện hiệu quả và đảm bảo an toàn tốt hơn cho bé.

Hy vọng bài viết này của Shopxedaptreem sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “có nên lắp bánh phụ trẻ đạp trẻ em không – khi nào nên tháo bánh phụ”. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn và có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn về việc lắp bánh phụ xe đạp cho bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping cart close